Phúc Long và xu thế toàn cầu hóa

Ra đời từ năm 1957 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, nơi được xem là lãnh thổ trà trứ danh của Việt Nam, Phúc Long nhanh chóng từng bước phát triển.
Được tạo bởi Blogger.

Thách thức mà Phúc Long phải đối mặt


Trình độ KHKT của nước ta chưa phát triển:
Hiện nay, trình độ khoa học và công nghệ của Việt Nam vẫn còn kém so với nhiều nước trên thế giới.Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất và kinh doanh của công ty Phúc Long.
Chúng ta có thể thấy rằng, nếu như các máy móc hay dây chuyền sản xuất của nhà máy Phúc Long gặp hư hỏng, công ty lại phải mời chuyên gia nước ngoài đến sử chữa.Điều này vừa mất thời gian, làm ngừng quá trình sản xuất, dẫn đến hao hụt một lượng sản phẩm.Thứ hai, việc này còn làm cho công ty phải tốn chi phí để khắc phục hậu quả.
Cũng chính vì KT không phát triển, các công nghệ chưa hiện đại so với các nước khác, Phúc Long đôi khi vẫn sản xuất ra những sản phẩm không đạt chất lượng hoặc chưa tạo ra thêm nhiều sản phẩmmới lạ hơn.


Đòi hỏi kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế:
Kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm dày dạn, nắm bắt sự biến động của thị trường một cách nhanh chóng, vận dụng những cách thức kinh doanh khác nhau.Tuy nhiên, Phúc Long chỉ mới bước chân vào thị trường thế giới không lâu, kinh nghiệm chưa nhiều.Chính vì vậy mà Phúc Long thường bị các thương hiệu nước ngoài lấn át.
Và nếu như công ty Phúc Long không đề ra những biện pháp mới, không chịu học tập các doanh nghiệp nước ngoài thì khó có thể nào thành công được.


Khó khăn trong việc xuất khẩu:
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, hiện nay trên thế giới có rất nhiều thương hiệu trà cà phê lớn. Tất cả các công ty này đều có điểm chung là đã chính thức đặt chân vào thị trường TG từ rất lâu. Chẳng hạn: Starbucks, Dunkin’ Donut, Gloria Jeans,… đều mở cửa hàng đầu tiên ở nước khác vào khoảng cuối TK 20. Trong khi đó, đến năm 2000, công ty TNHH TNHH SX&TM Phúc Long mới chính thức được thành lập và sau đó mới bắt đầu phân phối sản phẩm của mình đến thị trường Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore.
Các “ông lớn” trong nganh kinh doanh trà và cà phê thế giới này nắm trong tay những thuận lợi rất lớn về mặt kĩ thuật sản xuất và kinh doanh. Đồng thời không ngừng đổi mới, sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm độc đáo về hình thức nhưng chất lượng cũng không kém gì.Sản phẩm chất lượng cao nhưng giá thành lại rẻ khiến cho nhiều người rất yêu thích.Và đó có lẽ là một trở ngại rất lớn cho PL của chúng ta.

Khó khăn trên chính thị trường Việt Nam:
Thời buổi hội nhập kinh tế, các  nước trên thế giới đều thực hiện việc “mở cửa” để các doanh nghiệp trong nước có cơ hội đầu tư ra nước ngoài. Nắm bắt điều này, các doanh nghiệp cà phê và trà của các nước khác đã thực hiện việc kinh doanh ở thị trường Việt Nam.
Các cửa hàng cà phê của nước ngoài hiện nay đang rất nổi tiếng ở nước ta chính là: Starbucks, Dunkin’ Donut, McCoffee, Highlands Coffee. Bên cạnh đó cũng có những quán cà phê năng động, rất được giới trẻ Việt Nam ưa chuộng như Urban Station, Passio,…
Các sản phẩm của các thương hiệu này đều mang trên mình một sự đặc trưng cho hương vị cà phê phương Tây: Độc đáo, lạ lẫm nhưng lại có một sưc cuốn hút rất lớn.
Tuy nhiên, các sản phẩm của Phúc Long chủ yếu được chế biến từ nguyên liệu Việt Nam, mang một vẻ rất thuần Việt.Điều này đã làm cho các bạn trẻ nước ta có khi cảm thấy nhàm chán.Họ quan niệm rằng đã muốn thưởng thức cà phê phương Tây thì tội gì lại không đến các tiệm “Tây Tây”? Từ đó đã đặt ra cho Phúc Long một áp lực rất lớn: “Làm sao để trà và cà phê Việt không bị ‘lép vế’ trên thị trường Việt?’

Bên cạnh việc đối mặt với các thương hiệu cà phê ngoại, áp lực đặt trên vai Phúc Long một lần nữa được nhân lên khi công ty này cũng phải cạnh tranh gắt gao với các doanh nghiệp trà và cà phê lớn trong nước. Các thương hiệu nổi tiếng: Trung nguyên, Ôlong Tâm Châu, Vinacafe,… hiện cũng đang lớn mạnh hơn trên thị trường trong nước cũng như là thị trường nước ngoài.
Share on Google Plus

About Unknown

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét